Có thể bạn từng nghe về thông tin lò vi sóng có thể gây ung thư. Điều này có phần đúng và chưa đúng. Theo tìm hiểu Điện Lạnh Hà Nội, khi người dùng không sử dụng đúng cách sẽ khiến thực phẩm biến đổi chất dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, những lưu ý khi dùng lò vi sóng đã được các hãng ghi chú rõ trong tờ HDSD. Nhưng có thể vì một vài lý do, bạn quên hoặc không để ý đến điều này. Chi tiết hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài sau.
1. Dùng lò vi sóng hâm thức ăn có gây ung thư không?

Theo báo cáo của Hiệp hội ung thư Mỹ, Hiệp hội bác sĩ Việt Nam, Cục An toàn thực phẩm Việt Nam… Lò vi sóng không gây ung thư cho người sử dụng đúng cách. Tuy nhiên khi sử dụng sai cách, thực phẩm bên trong có thể bị biến chất:
- Nhiễm chất nhựa khi thực phẩm quay ở nhiệt độ cao (đồ nhựa đựng thực phẩm, màng bọc thực phẩm…).
- Các phân tử thực phẩm bị biến chất, không đảm bảo Vệ sinh an toàn thực phẩm. do hâm nóng quá lâu trên 2h đồng hồ hoặc hâm đi hâm lại nhiều lần nhưng không có vệ sinh lò nướng (mỗi lần hâm rất lâu).
- Thực phẩm đông lạnh không được rã đông đúng cách, khi cho vào lò vi sóng có thể khiến thực phẩm không còn tốt cho sức khỏe.
- …
2. Những lưu ý khi dùng lò vi sóng
Và để tránh trường hợp thức ăn bị biến chất, giảm chất dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm ngon. Bạn hãy tham khảo các lưu ý khi dùng lò vi sóng chung khi dùng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn như sau:
#1 Không hâm nóng thực phẩm quá lâu.
Đối với thực phẩm đã sơ chế cần nướng, bạn có thể dùng lò vi sóng nấu nướng cơ bản. Tuy nhiên khi dùng với mục đích hâm nóng thức ăn. Tốt nhất bạn nên hâm từ 5 → 10 phút tuỳ loại đồ ăn và không nên hâm quá 2 tiếng đồng hồ.
#2 Tuyệt đối không dùng đồ nhựa hâm nóng thức ăn.

Mọi đồ nhựa cho dù loại nhựa tốt có thể dùng cho lò vi sóng. Bạn vẫn không nên dùng nó để đựng hâm thức ăn. Tốt nhất bạn hãy dùng bát đĩa sứ hoặc thuỷ tinh (loại chịu nhiệt) để đựng hâm đồ ăn.
Ngoài ra, bạn hãy lưu ý khi dùng lò vi sóng là không nên dùng đồ đựng là bát sắt (sẽ gây tia điện), màng bọc thực phẩm (sẽ khiến thực phẩm hâm nóng dính chất nhựa), màng nhôm/giấy bạc là tuyệt đối không (dùng rất nguy hiểm, cháy nổ).
#3 Tuyệt đối không nên đậy nắp khi hâm đồ ăn.

Cơ chế làm nóng trong lò vi sóng sẽ không hiệu quả tốt nhất nếu có nắp đậy thực phẩm. Chưa kể, hơi nước trong quá trình hâm nóng bát đựng thực phẩm sẽ sản sinh 1 áp lực khá cao. Áp lực này sẽ khiến nắp đậy văng ra. Tệ hơn có thể làm nứt vỡ, khá nguy hiểm.
#4 Hạn chế hay không nên chế biến các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Lò vi sóng không có cơ chế tốt để nướng, quay, rán… thực phẩm bên trong. Vì điều này rất dễ bắn dầu mỡ ra thành xung quanh. Về lâu về dài lớp bẩn sẽ làm giảm các bước sóng làm nóng thực phẩm (lò vi sóng giảm khả năng hâm nóng), gây tốn điện cho người sử dụng.
Chưa kể, trong các trường hợp người dùng vô tình để vật bằng sắt (thìa, đũa, muỗng…) trong lò vi sóng. Khả năng bắt tia lửa và bắt cháy các hỗn hợp dầu mỡ có thể xảy ra.
#5 Hãy ra đông thực phẩm đúng cách.
Các thực phẩm đông lạnh, bạn cần rã đông trong tủ lạnh hoặc thiết bị chuyên dụng. Không nên rã đông bằng lò vi sóng hoặc hâm nóng đồ ăn đông lạnh đã nấu chín. Vì làm như vậy thực phẩm không những không còn nhiều giá trị dinh dưỡng, ngay cả mùi vị món ăn cũng giảm đi 5-6 phần.
Và còn nhiều lưu ý khi dùng lò vi sóng khác nữa (từng hãng vi sóng sẽ ghi chú riêng). Điện Lạnh Hà Nội hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về cách dùng lò vi sóng sao cho hiệu quả nhất. Trong trường hợp bạn cần sửa chữa đồ gia dụng điện tử nói chung, lò vi sóng nói riêng. Bạn hãy liên hệ sớm nhất đến chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và đầy đủ nhé!